Sự nghiệp văn chương Bùi_Văn_Dị

Bùi Văn Dị viết: các thi gia xưa nay, ai cũng có sở trường riêng...Nếu dựa theo nếp cũ, cóp nhặt phép thường, thì chữ và câu dù có hay ho, tinh thần và ý tứ đã là kém cỏi.[2]

Bởi có quan niệm ấy, nên thơ ông như là một cây đàn có nhiều cung bậc: "có dáng mây bay, có tiếng suối chảy, có giọng bình văn dịu êm, có tiếng gươm khua hùng tráng. Có tiếng phẫn nộ với kẻ thù, có lời âm thầm tự trách có vần thơ tâm sự với non sông, có vần thơ thủ thỉ xót thương với người bạn đời đã khuất"...[3]

Thơ ông được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao. Trích một vài nhận xét:

Thơ ông viết về thiên nhiên, phản ảnh cuộc sống thật lúc bấy giờ...Nhìn chung, chúng đều mang một âm hưởng trầm buồn, hiếm hoi lắm mới có một niềm vui bất chợt đến. Nhưng dù buồn hay vui, thơ ông đều là tiếng nói chân thật của một tâm hồn giàu chất thơ[4].
  • Nguyễn Q.Thắng-Nguyễn Bá Thế:
Thơ ông tình ý sâu xa, thanh sảng, có lắm bài hay. Những câu đối của ông truy điệu Hoàng Diệu, Bùi Viện đạt đến tuyệt diệu. Lúc đi sứ, ông từng đề vịnh lầu Hoàng Hạc, mộ Tào Tháo, so bút với các danh sĩ nhà Thanh, được các cao sĩ Trung Quốc hết lời ca ngợi [5].
  • Trong sách Văn học yêu nước và cách mạng Hà Nam Ninh:
Những bài nhật ký hành quân chống giặc và những bài cảm hoài trước nguy vong của đất nước mà bấy lâu còn bị quên lãng, có thể đưa ông lên địa vị một nhà thơ yêu nước xứng đáng.[6]

Liên quan